NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC ỐC NHỒI BỊ MÒN VỎ

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC ỐC NHỒI BỊ MÒN VỎ

Với những Bà con quan tâm đến ngành nông nghiệp ở những vùng quê, thì đều biết rằng loài ốc nhồi là loài dễ nuôi, chúng thường sinh sống và phát triển tự nhiên ở các vùng ruộng, ao, kênh rạch… và là món ăn rất ngon, hấp dẫn, giàu giá trị dinh dưỡng. Hiện nay một số hộ gia đình đã phát triển thành các mô hình phát triển kinh tế khá hiệu quả do chi phí đầu tư thấp và tận dụng được nguồn thức ăn cũng như diện tích nuôi. Ốc nhồi có sức đề kháng khá tốt và sống chủ yếu dựa vào môi trường tự nhiên, thức ăn chủ yếu là rau, quả. Tuy nhiên, khi nuôi với quy mô lớn, mật độ nuôi dày dẫn đến môi trường sống bị thu hẹp, nguồn nước nhiễm bẩn…mầm bệnh xuất hiện khá nhiều; gây thiệt hại kinh tế cho bà con chăn nuôi. Trong đó hiện tượng mòn vỏ, thủng đít là một loại bệnh điển hình.

1. Nguyên nhân và biểu hiện:

– Do môi trường nước ao thiếu một số chất khoáng cần thiết cho việc hình thành và phát triển vỏ của ốc như: Canxi bảo vệ bộ xương ngoài, lớp vỏ của ốc; Photpho thành phần của phospholipid và một số enzyme; Kali, Natri giữ vai trò quan trọng trong hệ thống điều hòa áp suất thẩm thấu,… 

– Ốc có thể bị nhiễm một số loại ký sinh trùng. Biểu hiện: ốc chết rải rác, di chuyển chậm và có dấu hiệu mòn vỏ, lủng vỏ, hình thành các rãnh nhỏ dọc theo vỏ ốc. Khi ốc có kích thước lớn bị lủng vỏ sẽ rất khó cứu chữa.

– Các loại rêu xanh bám vào vỏ ốc quá nhiều: Nước chuyển màu sang màu xanh rêu, ốc bỏ ăn hoặc ăn ít di chuyển chậm do nước bị nhiễm vi khuẩn, nấm, tảo. Chủ yếu xảy ra với các ao thiếu lượng nước ra vào thường xuyên; nếu không được cải tạo tốt sẽ dẫn đến các loại rong, rêu xanh phát triển dày đặc; không chỉ cản trở việc di chuyển, mà khi nhiều vào vỏ ốc sẽ dẫn đến tác nhân gây chậm lớn của vỏ và các loại ký sinh trùng dễ xâm nhập gây bệnh, ốc còi cọc, kém phát triển.

– Một số vùng nuôi nước bị nhiễm phèn, dẫn đến độ PH trong nước thấp. Không đủ các loại khoáng chất và vitamin cần thiết cho ốc.

Bệnh ốc mòn đít lủng vỏ
Bệnh ốc mòn đít lủng vỏ

2. Cách khắc phục:

– Cải tạo môi trường nước tốt: Nếu có điều kiện bà con có thể làm một ao lắng để xử lý nước như: Bón thêm vôi, khoáng và diệt khuẩn trước khi đưa nước vào ao nuôi.

– Trường hợp ao tù không xử lý nước riêng được: 

+ Bón thêm vôi vào bể nuôi ốc để bổ sung canxi, đến khi cân bằng độ pH từ 7,5 – 8. Kiểm tra độ PH bằng bút đo PH: Nếu PH <7 thì phải tăng độ pH bằng tạt bột đá cacbônat CaCO3, bột đá Dolomite CaMg(CO3)2. Bón bột đá vôi làm tăng đồng thời độ kiềm. Không nên dùng vôi Ca(OH)2 và CaO vì chúng làm tăng pH rất mạnh đến mức có hại cho ốc nhồi. Khi PH đã ổn định theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật (PH=8); chúng ta có thể tạt bổ sung Vitamin C xuống ao để giảm sốc và tăng sức đề kháng cho Ốc nhồi.

+ Vớt những con ốc bị bệnh tách riêng. Hoặc nhặt ốc chết mang đi xử lý.

+ Định kỳ diệt khuẩn, mầm ký sinh, cắt tảo ao nuôi bằng các loại hóa chất như BKC, Bronopol, Iodine, Povidine…(theo liều lượng của nhà sản xuất: liều xử lý ao trước khi thả giống + ao lắng; liều dùng định kỳ khi nuôi ốc nhồi).

+ Trong quá trình nuôi ốc, khi lượng chất thải, chất hữu cơ,… trong ao nhiều sẽ xuất hiện các loại khí độc và làm ảnh hưởng đến chất lượng nuôi cũng như sự phát triển của ốc. Chính vì vậy bà con cần tiến hành xử lý khí độc trong ao nuôi một cách kịp thời, theo định kỳ và phù hợp với từng điều kiện ao nuôi. Có thể dùng Yucca định kỳ (không nên lạm dụng).

+ Nếu ốc bị nhiễm khuẩn bệnh: Thì phài dùng thuốc trộn vô thức ăn. Có thể  trộn thuốc trị bệnh cho ốc bươu đen (Kanocin/Primo với liệu trị bệnh 1 gói/50 kg thức ăn), liên tục 3-5 ngày liên tục đến khi ốc hết bệnh.

* Lưu ý: Môi trường nước nhiễm bẩn và khuẩn là nguyên nhân gây ra hầu hết các loại bệnh ở ốc nhồi (ốc bươu đen). Do đó bà con muốn phát triển nuôi ốc thành công thì phải làm tốt việc cải tạo nước ao. Bảo đảm các điều kiện về môi trường như: Nước ít mầm bệnh, ô nhiễm; bảo đảm nhiệt độ, độ PH, mật độ nuôi, nguồn thức ăn tươi ngon và định kỳ phòng bệnh cho ốc.

KÍNH CHÚC BÀ CON CHĂN NUÔI THÀNH CÔNG!

Công ty Nufeco Việt Nam (có trụ sở tại: 277 Đường 3/2 – P.10 – Quận 10 – TP. HCM) hiện đang phân phối độc quyền sản phẩm thuốc đặc trị bệnh sưng vòi, nghiêng mình; dinh dưỡng chức năng, vi sinh xử lý môi trường cho Ốc hương, ốc nhồi với các thương hiệu:

1. KANOCIN: Đặc trị bệnh sưng vòi, viêm ruột cho ốc nhồi

Phương pháp điều trị: Trộn đều 1 gói KANOCIN vào 50kg thức ăn (ngâm 30 phút ). Sử dụng liên tục 3-5 ngày

Phòng ngừa bệnh: Trộn đều 1 gói KANOCIN vào 100kg thức ăn. Sử dụng KANOCIN 2 lần mỗi tháng.

– Đặc biệt: Sử dụng kết hợp cùng Super Pentine: giúp tăng hoạt lực của thuốc lên gấp nhiều lần, kháng viêm sưng, lở loét, hoại tử, phù nề, xuất huyết; dịu vết thương, tránh sốc thuốc khi sử dụng kháng sinh. Dẫn thuốc nhanh và tránh lờn thuốc, tái bệnh.

Thuốc trị bệnh sưng vòi ốc nhồi KANOCIN
Thuốc trị bệnh sưng vòi ốc nhồi KANOCIN

2. AMERICAN AQUAFEED: Dinh dưỡng và men kích thích tăng trưởng cho ốc nhồi

+ Công dụng: Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất, men kích thích ốc tăng trưởng nhanh, tăng sức đề kháng bệnh cho ốc nhồi.

+ Liều dùng: Trộn 1 gói (100gram) cho 50 kg thức ăn (ngâm 30 phút trước khi cho ăn).

3. GREENPOND SE: Chế phẩm siêu vi sinh xử lý môi trường nuôi ốc nhồi (probiotics):

+ Công dụng: Khi môi trường giảm chất lượng khẩn cấp, giải quyết khí độc, NO2, tảo, chất bẩn; hạn chế sự phát triển của tảo, rêu; hãm hoạt động khuẩn có hại, giảm các bệnh tiêu hóa; ổn định PH, giảm stress cho ốc nhồi… Hiệu quả cấp tốc sau 2-3 giờ sử dụng.

+ Liều dùng: Trộn 1 gói (100gram) cho 10 lít nước tạt cho 2000m3 nước/ 5 ngày 1 lần.

4. PRIMO:

Thuốc trị bệnh đơ ở ốc nhồi, yếu, nhiễm bệnh ảnh hưởng đến thần kinh

Phương pháp điều trị: Trộn đều 1 gói PRIMO vào 50kg thức ăn (ngâm 30 phút). Sử dụng liên tục 3-5 ngày.

Phòng ngừa bệnh: Trộn đều 1 gói PRIMO vào 100kg thức ăn. Sử dụng PRIMO 2 lần mỗi tháng cho ốc lớn.

– Đặc biệt: Sử dụng kết hợp cùng Super Pentine: giúp tăng hoạt lực của thuốc lên gấp nhiều lần, kháng viêm sưng, lở loét, hoại tử, phù nề, xuất huyết; dịu vết thương, tránh sốc thuốc khi sử dụng kháng sinh. Dẫn thuốc nhanh và tránh lờn thuốc, tái bệnh.

Thuốc trị bệnh ốc nhồi nghiêng mình đơ yếu Primo 
Thuốc trị bệnh ốc nhồi nghiêng mình đơ yếu Primo

5. SUPER PENTINE:

Giúp tăng hoạt lực kháng sinh nhiều lần.

+ Công dụng: dẫn thuốc nhanh, kháng viêm sưng, chống phù nề, hoại tử, lở loét, xuất huyết, dịu vết thương; Tránh sốc kháng sinh, lờn thuốc, tái bệnh.

+ Liều dùng: Sử dụng kết hợp với Kanocin/Primo phòng và trị bệnh. Trộn 1 gói 100g Super Pentine cho 100 kg thức ăn.

SUPER PENTINE- THUỐC KHÁNG VIÊM ỐC NHỒI 
SUPER PENTINE- THUỐC KHÁNG VIÊM ỐC NHỒI

* Chú ý: Không dùng cùng lúc 2 loại kháng sinh Kanocin và Primo phòng và trị bệnh. Tạm thời ngưng sử dụng GreenPond SE khi sử dụng kháng sinh Kanocin hoặc Primo khi phòng và trị bệnh. Sau 1 ngày, sử dụng dinh dưỡng American Aquafeed SC và Vi sinh GreenPond SE. Ngưng sử dụng kháng sinh 2 tuần trước khi thu hoạch.

Nên sử dụng các sản phẩm trên theo đúng quy trình của nhà sản xuất đưa ra!

 

Nufeco-thuoc-tri-benh-sung-voi 
Nufeco cung cấp thuốc trị bệnh cho ốc nhồi

NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU TỪ MỸ- SẢN XUẤT THEO QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NUFECO USA. Liên hệ: Mr. Xuân Phú: 0968.668.786 – Miền Bắc: Mr Khoa: 0963.899.567, Ms Vân: 077.281.1398 – Miền Nam: Mr Cường: 0981399.369

Websitewww.nufeco.com   https://thuoctribenhocnhoi.com/

Email: Nufecovietnam@gmail.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *